Cập nhật : 10/04/2011 20:05
THÔNG TƯ
SỐ 04/2004/TT-BCA NGÀY 31-3-2004 CỦA BỘ CÔNG AN
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04-4-2003
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Ngày04 tháng 4 năm 2003 Chín
h phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP"Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữacháy". Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Công an hướng dẫn chitiết thi hành một số điều của Nghị định nêu trên như sau:
I. HỒ SƠ THEO DÕI, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b)Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy;
d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng;
đ) Phương án chữa cháy đã được phê duyệt;
e)Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản đềxuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạmvà quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy(nếu có);
g)Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệpvụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng;sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy (nếu có).
2. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bổ sung thường xuyên và kịp thời.
3. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ.
II. THỐNG KÊ BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a)Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấnluyện về phòng cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòng cháy và chữacháy;
b) Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, đội viên phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thống kê phương tiện chữa cháy;
d)Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tácchữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy vàchữa cháy.
2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;
b) Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6 tháng, một năm;
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháy theo chuyên đề.
3. Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy định kỳphải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trường hợp có nhữngthay đổi lớn liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ở cơquan, tố chức thì cơ quan, tổ chức đó thông báo kịp thời cho đơn vịCảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn đó.
III. NỘI QUY AN TOÀN, SƠ ĐỒ CHỈ DẪN, BIỂN CẤM, BIỂN BÁO, BIỂN CHỈ DẪN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháygồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa,nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa,sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm đểngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệthống, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thểnhững việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháyphải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lốithoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiệnchữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫnvề phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêngthể hiện một hoặc một số nội dung trên .
3. Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
a)Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cảntrở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơisản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hoá lỏng, xăng dầu vànhững nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiếtcấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và các thiết bị, vậtdụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì có biển phụghi rõ những vật cần cấm;
b) Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ;
c)Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉ hướng thoát nạn,cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước,bến lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫntrong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của tiêuchuẩn TCVN 4897: 1989. Phòng cháy dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kíchthước. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của cácbiển cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháycủa nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêmyết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấphành.
IV. THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháyđối với các dự án, công trình xây dựng quy định tại Phụ lục 3 Nghị địnhsố 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệtvề bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếucác giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quychuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhànước hoặc tiêu chuẩn quốc tế của nước ngoài được phép áp dụng tại ViệtNam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy vàchữa cháy:
Khithiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháythì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp "Giấy chứng nhậnthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC1 Phụ lục 1 vàđóng dấu "Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC2 Phụlục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu.
2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a)Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình:cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòngcháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt;
b) Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;
c)Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghịđịnh số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xâydựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình;
d)Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảoan toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩmduyệt về các nội dung sau:
- Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự kiến bố trí trên phương tiện;
- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan;
- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ;
- Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;
- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác;
- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháygồm 03 bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằngtiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổchức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chínhxác của bản dịch đó;
Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:
-Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng trong đónêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;
-Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thôngtin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ côngtrình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.
b) Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm:
-Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủyquyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèmtheo;
- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm d khoản 2 Mục này;
- Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thiết kế lắp đặt và trang bị.
d)Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại chochủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếpthẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình vềphòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khicông trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.
4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a)Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngàylàm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xemxét và có văn bản trả lời chủ đầu tư về địa điểm xây dựng đó.
b) Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
c)Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảoan toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc.
5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a)Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quantrọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồsơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới cóyêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; những dựán đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cụcCảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong trường hợp do Tổngcục Cảnh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báocho chủ đầu tư biết;
b)Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối vớinhững trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháyủy quyền. Trong trường hợp ủy quyền, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữacháy phải có văn bản ủy quyền của Cục trưởng.
V. KIỂM TRA THI CÔNG VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháygồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắpđặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt.Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ítnhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm trađột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháythực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những côngtrình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm antoàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháythực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối vớinhững công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trongtrường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽcùng với Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thicông về phòng cháy và chữa cháy.
4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy,đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phảicó mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác cóliên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phươngtiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo cácđiều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm trathi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệucần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòngcháy và chữa cháy.
5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi côngcông trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.
6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc,cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư,chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.
7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủdầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thờihạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
VI. NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháylà một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giaothông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữacháy.
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:
a)Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểmtra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy;
b)Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công,kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị vàkết cấu phòng cháy và chữa cháy;
c) Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
d) Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
đ) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
e)Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệthống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
g) Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
Cácvăn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủphương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nướcngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệthống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đếnphòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bảntheo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:
a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;
b) Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
c) Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.
4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thôngtư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quanthông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có tráchnhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòngcháy và chữa cháy.
5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a)Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bảnnghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, Phươngtiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòngcháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt;
b)Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra vănbản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình doPhòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình doCục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.
VII. CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CPvà phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm antoàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động mà có đủ điềukiện về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 9 hoặc khoản 1 Điều12 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thì được xem xét cấp "Giấy chứng nhậnđủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC4 Phụ lục 1 Thôngtư này. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tínhchất sử dụng thì phải làm thủ tục cấp lại như lần đầu; nếu không duytrì đầy đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy như tại thời điểm cấpgiấy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":
a) Hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" gồm:
- Đơn đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy " theo mẫu PC5 Phụ lục 1 Thông tư này;
-Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" và vănbản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mớihoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảođảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bảnsao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sởvà phương tiện giao thông cơ giới khác;
-Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiếtbị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6 Phụ lục 1 Thông tư này;
-Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danhsách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phương án chữa cháy.
b)Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quanCảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp "Giấy chứngnhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy"; trường hợp không đủ điềukiện về phòng cháy và chữa cháy để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổchức, cá nhân đề nghị biết.
3. Thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":
a)Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiệnvề phòng cháy và chữa cháy" cho các đối tượng do Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b)Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấy chứng nhận đủ điềukiện về phòng cháy và chữa cháy đối với các đối tượng còn lại quy địnhtại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng do Cục Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.
VIII. CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
1. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổquy định tại Phụ lục 2 Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện an toànvề phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải có giấy phép vậnchuyển do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp.
"Giấyphép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" được ban hành thốngnhất trong toàn quốc theo mẫu PC7 Phụ lục 1 Thông tư này và phải cóbiểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo mẫu PC7a Phụ lục 1Thông tư này dán trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Riêngviệc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và chất nổ thìthực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
2. Thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ":
a) Hồ sơ của chủ phương tiện đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" gồm:
- Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" theo mẫu PC8 Phụ lục 1 Thông tư này;
-Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểmvề cháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quanđăng kiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháyđối với phương tiện cơ giới đường thuỷ, đường sắt;
- Bản sao Hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
-Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hànhtheo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đốichiếu);
b)Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệtheo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp khôngđủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy phải thông báo rõ lý do cho chủ phương tiện biết.
c) Thời hạn "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" quy định như sau:
- Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến;
- Có giá trị 6 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh nơi chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép vận chuyển cho các phương tiện.
IX. THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Kiểm tra định kỳ:
a)Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khitiến hành kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngày làm việc cho đốitượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.Tuỳ theo tình hình và yêu cầu mà việc kiểm tra có thể tiến hành theotừng nội dung hoặc kiểm tra toàn điện;
b) Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với đoàn kiểm tra;
c)Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên khi tổ chức kiểm tra hoặc trựctiếp kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấpdưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết,nếu thấy cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn tham gia đoànkiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòngcháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm trađược thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.
2. Kiểm tra đột xuất:
a)Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khikiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do cho đối tượng được kiểm trabiết. Riêng người có trách nhiệm kiểm tra theo quy định tại điểm ckhoản 3 Điều 19 Nghị định 35/2003/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu của cơquan;
b)Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo phải chấp hành theo yêucầu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung và bố trí người có trách nhiệm vàthẩm quyền để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.
3. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất an toàn về phòng cháy và chữa cháy đều phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này.
X.TẠM ĐÌNH CHỈ, GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG ĐỐIVỚI CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN KHÔNGĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.
1. Việc tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:
a)Lập biên bản vi phạm theo mẫu PC9 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản viphạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có chữ ký củangười lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổchức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức viphạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và chữ ký của ngườilàm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhânhoặc cơ quan tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức có liên quan và ngườilập biên bản lưu giữ một bản;
b) Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC10 Phụ lục 1 Thôngtư này; trường hợp xét thấy nguy cơ cháy, nổ ở mức cao cần phải ngănchặn kịp thời ngay thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạmđình chỉ bằng lời và trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải thểhiện quyết định đó bằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đãđược khắc phục ngay;
c)Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị tạm đìnhchỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyếtđịnh, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị tạm đìnhchỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.
2. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:
a)Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ hoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vềphòng cháy và chữa cháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do khách quan vàcần có thêm thời gian để khắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạmđình chỉ hoạt động phải có đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ hoạt độngtheo mẫu PC11 Phụ lục 1 Thông tư này gửi cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn;
b)Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghịgia hạn, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việcgia hạn tạm đình chỉ hoạt động. Quyết định gia hạn tạm đình hoạt độngđược thể hiện bằng văn bản theo mẫu PC12 Phụ lục 1 Thông tư này và được gửi cho các đối tượng như quy định tại điểm c khoản 1 Mục này.
3 . Phục hồi hoạt động:
a)Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới,chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đã loại trừ được nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phục được vi phạm về phòngcháy và chữa cháy thì có đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động trở lạitheo mẫu PC13 Phụ lục 1 Thông tư này gửi tới cơ quan đã ra quyết địnhtạm đình chỉ để xem xét cho phục hồi hoạt động trở lại.
Đốivới các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động trong trường hợp có nguy cơtrực tiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tốkhách quan, khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữa thì làm văn bản thôngbáo cho người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động biết để tiến hànhkiểm tra, xem xét quyết định việc phục hồi hoạt động.
Đốivới trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằng lời mà ngay sau đó nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phục và được người raquyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạmđình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đề nghị cho phụchồi hoạt động.
b)Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hoặcvăn bản thông báo đề nghị cho phục hồi hoạt động thì người đã ra quyếtđịnh tạm đình chỉ hoạt động phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắcphục và các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và lậpbiên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Nếu nguy cơ trựctiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc các vi phạm về phòng cháyvà chữa cháy đã được khắc phục thì ra quyết định phục hồi hoạt độngbằng văn bản theo mẫu PC14 Phụ lục 1 Thông tư này.
Riêngtrường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phátsinh cháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngay sau đó thì việc quyếtđịnh phục hồi hoạt động được thực hiện bằng lời;
c) Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi cho các đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Mục này.
XI.THỦ TỤC ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠGIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀCHỮA CHÁY
Cáctrường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động (bao gồm cả thờigian gia hạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phươngtiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt độngkhông khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguy cơ trực tiếp phátsinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy và có nguy cơcháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền có tráchnhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét để quyết định việc đình chỉ hoạt độngtheo trình tự như sau:
1. Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này;biên bản kiểm tra phải có chữ ký của người lập biên bản và của người viphạm hoặc người đại điện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạmhoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõlý do vào biên bản) và người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phảitrao hoặc gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;
2. Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉ hoạt độngthì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theo mẫu PC15Phụ lục 1 Thông tư này; Quyết định đình chỉ hoạt động được gửi cho đốitượng bị đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp củangười ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đốitượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.
XII. THÀNH LẬP ĐỘI CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Khicó yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốcCông an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đề án trình Chủtịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, sau đó báo cáo Bộ trưởng BộCông an xem xét quyết định.
XIII. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DOANH TRẠI ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Việcbố trí Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở các đô thị hoặc khu vựccần bảo vệ thực hiện theo quy định tại các Điều 5.16 và Điều 7.16 Quychuẩn Xây dựng Việt Nam, tập I.
XIV. PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
1. Phương án chữa cháy được xây dựng theo mẫu PC16 Phụ lục 1 Thông tư này.
2. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy được quy định như sau:
a)Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng phòng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh: thời hạn phêduyệt không quá 10 ngày làm việc;
b)Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BộCông an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cụcCảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: thời hạn phêduyệt không quá 15 ngày làm việc.
3. Thực tập phương án chữa cháy:
a)Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi nămmột lần; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể xử lý theo mộthoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm cho tất cả các tìnhhuống trong phương án đều lần lượt được thực tập. Khi tổ chức thực tậpthì người phê duyệt phương án chữa cháy có thẩm quyền được huy động lựclượng, phương tiện tham gia thực tập phương án chữa cháy và quyết địnhquy mô của cuộc thực tập;
b)Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt vềchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương hoặc quốc gia hoặctheo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy.
XV. THỦ TỤC HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY
Việchuy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải theo đúngthẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và được thựchiện như sau:
1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháyđược thực hiện bằng Lệnh theo mẫu PC17 Phụ lục 1 Thông tư này; trongtrường hợp khẩn cấp để chữa cháy thì có thể được huy động bằng lờinhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản;
2. Khi huy động bằng lời, người huy động phải xưng rõ họ tên, chức vụ đồng thời phải nói rõ yêu cầu về người, phương tiện và tài sản cần huy động, thời gian và địa điểm tập kết.
XVI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LUỢNG DÂN PHÒNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH
1. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng:
a)Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người hoặc nhiều hơn khi thấycần thiết, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc. Đội dânphòng có thể được chia thành nhiều tổ theo cụm dân cư, khu vực; biênchế của tổ dân phòng từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi thấy cầnthiết, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc;
b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
d) Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.
2. Tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
a) Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau:
-Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làmviệc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở và do những người lãnh đạo cơ sở, phươngtiện giao thông cơ giới đó làm đội trưởng, đội phó;
-Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 ngườithường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơsở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúpviệc;
-Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 ngườithường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơsở tối thiểu là 15 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúpviệc;
-Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyênlàm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểulà 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lậphoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữacháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc.
b)Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là những ngườithường xuyên làm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiện giao thông cơgiới đó.
c)Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiệngiao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở, tổ trưởng, tổ phó tổ phòng cháy và chữa cháycơ sở.
3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách:
a)Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độchuyên trách phải bảo đảm đủ quân số bố trí phù hợp với phương tiệnchữa cháy đã trang bị, làm việc theo ca bảo đảm thường trực 24/24 giờtrong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúpviệc;
b)Người đứng đầu ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao ra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệmđội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theochế độ chuyên trách.
4. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chuyên ngành có quy định riêng.
5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháycơ sở và chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàngnăm tổ chức phân loại và có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nâng caochất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơsở và chuyên ngành.
Giao Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về phân loại đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
XVII. HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành;
c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;
d)Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiệngiao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm, người điều khiển phươngtiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới cótừ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyêndùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chứcvà cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụphòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này.Người đứng đầu cơ sở đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơgiới từ 4 chỗ ngồi trở lên có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòngcháy và chữa cháy vào trong chương trình đào tạo.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu được quy định như sau:
- Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Mục này;
- Từ 16 đến 32 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Mục này;
b)Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này tối thiểu là 16 giờ.
4. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy":
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mụcnày, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấychứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC18Phụ lục 1 Thông tư này;
b)Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cụctrưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh cấp. Phôi "Giấy chứng nhậnhuấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" do Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy tổ chức in và phát hành.
5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này.
XVIII.ĐIỀU ĐỘNG LỰC LUỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LUỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞVÀ CHUYÊN NGÀNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.
1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngànhđược điều động tham gia tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu hành, hộithao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy, bảo vệliên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ;khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháykhác theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháycơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phảicó quyết định bằng văn bản theo mẫu PC19 Phụ lục 1 Thông tư này; trongtrường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời,người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ,số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người, phương tiệncần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.
3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
XIX. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn kỹ thuật sau đây:
a) Có nhà xưởng, thiết bị công nghệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với cơ sở sản xuất;
b) Trong mỗi lĩnh vực sản xuất phải có cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp;
c) Cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải có đủ năng lực thiết kế sau đây:
a)Chủ nhiệm thiết kế, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phải có đủ năng lựcthiết kế xây dựng theo quy định hoặc có trình độ đại học phòng cháychữa cháy trở lên;
b) Các thành viên trực tiếp thiết kế phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lên phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đảm nhiệm.
XX. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương thức kiểm định:
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
c)Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất;đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định mẫukhông quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10mẫu, trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểmđịnh toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư này;
đ) Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định, theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC 22 Phụ lục 1 Thông tư này.
3. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC 23 Phụ lục 1 Thông tư này;
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Hồsơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ratiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịutrách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
b)Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cầnkiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
XXI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốcviệc thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thông tư này.
Tổngcục trưởng các Tổng cục, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trực thuộcBộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theochức năng, nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục Cảnh sáttổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợpvới Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ quan,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an(qua Tổng cục Cảnh sát) để nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Lê Thế Tiệm
COPYRIGHT © 2015 T-M J.S.C | BẢO VỆ RIÊNG TƯ | HƯỚNG DẨN/LƯU TRỮ: Trang nhất + Giới thiệu + Tiêu chuẩn + Giải pháp + Sản phẩm
Xem bản: Desktop | Mobile
Thảo luận